Cách tự cắt tóc nam bằng tông đơ

Tềnh hềnh là được admin đặt hàng bài viết nên hôm nay mình xin tự giới thiệu kỹ thuật cắt tóc nam đơn giản bằng tông đơ, đẹp thì chắc chắn không đẹp nhưng xấu thì cũng chẳng xấu. Chi phí mua tông đơ từ ebay hết khoảng 15eu, bằng đúng 1 lần hớt tóc, nếu bạn sống ở Đức lâu năm mà tự cắt thì sẽ tiết kiệm được khoảng 60-70eu/năm tùy theo tần số cắt tóc thông thường của các bạn. Trước hết, mình xin nhắc đến 4 điều cần lưu ý cực kỳ quan trọng trước khi bắt đầu:
Tự cắt thường không đẹp bằng nhờ người khác cắt giùm, nhưng nếu tự cắt mà có kinh nghiệm thì luôn luôn đẹp hơn người khác mới cắt lần đầu.
Do chỉ dùng Tondeo theo phương pháp đơn giản hóa tối đa tránh rủi ro nên chỉ có thể cắt 1 kiểu đầu (ko tính mấy kiểu quái dị như cạo nửa đầu, nửa kia để nguyên...) Đại loại nó trông như thế này:


Cắt càng ngắn thì càng dễ lộ khuyết điểm (và dĩ nhiên là càng khó cứu).

3 thứ phải có: Tondeo, gương trước, gương sau

Đó là về cơ bản, còn có vài điểm cần phải nói trước khi bắt đầu:

1. Về Tondeo: Các bạn nên mua kiểu có clip, càng nhiều clip càng tốt, giống như ở đây: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để nhìn thấy link , nhưng mấy loại này hơi đắt, mình ko chuyên nên mấy bác cứ canh đồ rẻ thôi, ko cầu kỳ làm giề.
Mỗi clip dùng để cắt một độ dài nhất định, thông thường thì người tự cắt sẽ dùng 3 loại clip cho 1 lần cắt. Với thợ cắt tóc thì họ còn học rất nhiều về bảo quản, vệ sinh Tondeo, nhưng với người tự cắt như chúng ta thì 3 tháng cắt 1 lần nên chẳng cần quan tâm.


2. Về địa điểm cắt: Cắt ngoài trời là hay nhất, còn không thì vào trong phòng hoặc phòng tắm, đến đây thì cần thêm máy hút bụi để lau dọn chiến trường, kinh nghiệm là hớt khô là sạch nhất.

3. Gương: gương là thứ tạo feedback nên nó cực kỳ quan trọng với người tự cắt , 100% những người tự cắt rất tự tin với phần trước nhưng thường không tự tin lắm với phần gáy, đó cũng là do feedback từ gáy không rõ bằng phần trước. Gương sau cần tránh để song song với gương trước, tại sao thì các bạn cứ đặt thử là hiểu, nói chung đặt làm sao để thấy gáy của mình là được.

Và sau đây là quá trình cắt:

Đối với cắt tóc, risk management quan trọng không kém gì tất cả các ngành kỹ thuật hay xã hội khác. Các bạn tự cắt luôn có một nỗi sợ đó là sẽ gây ra tai họa gì đó ko thể cứu được dẫn đến tình huống xấu nhất đó là cạo trọc luôn trông còn đẹp hơn. Vì vậy chúng ta áp dụng kỹ thuật chia trứng ra nhiều rỗ trong kinh tế học để giảm thiểu rủi ro. Đó là lý do chúng ta dùng đến 3 loại clip.

 Bước 1: dùng loại clip dài nhất (thường là tầm 1.2 inch) quét sạch từ đầu đến đuôi (giống như cạo, nhưng do có clip nên nó sẽ ko cạo mà để tóc lại với độ dài vào khoảng 1.2 inch). Thường bạn phải đi tondeo nhiều lần để cho đều, bước này nếu bạn dùng clip rồi thì gần như không thể phạm sai lầm được cho nên bạn cứ yên tâm kéo.

Bước 2: dùng một loại tondeo ngắn hơn (~ 0.8 inch) để đi phần đầu 2 bên tai và gáy, bởi tóc ở đây thường ngắn hơn mái và đỉnh đầu. Bạn nên đi tay thẳng góc với mặt đất, tức là không được uốn tondeo vòng qua đầu mà chỉ đá thẳng lên trời. Nếu bạn làm theo đúng chỉ dẫn thì cũng sẽ rất khó phạm sai lầm, việc đường nối giữa vùng 0.8 và vùng 1.2 chạy không đều là hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng do độ dài tóc này tương đối lớn dẫn đến Signal-Noise Ratio SNR thấp nên mắt người sẽ không nhận thấy sự fluctuation trong đường nối đó (nói cách khác, nếu bạn là người cắt, bạn dán mắt vào gương mà còn ko thể nhận thấy sự khác biệt để điều tay thì làm sao người ngoài họ ko để ý mà thấy được)

Bước 3: dùng clip ngắn nhất (~0.3) đi đường ven theo mang tai, canh sao cho đều và đối xứng, nhớ là dài còn hơn ngắn, dài thì cứu được, còn ngắn thì vô phương nối ra.

Bước 4: cắt gáy, dùng clip ngắn nhất vác gáy dọc theo ót (tầm 20 độ so với chiều thẳng đứng) ở đây ta lại lợi dụng nguyên lý SNR ở trên để che đi sự mất cân bằng ở đường giao nhau của vùng 0.8 và vùng 0.3.
Nếu bạn gặp tai nạn ở bước nào trong 2 bước trên, ta có thể hoàn toàn lặp lại quá trình và lần này bước 1 clip 1.2 thay bằng 0.8, bước 2 thay bằng 0.6 (bởi vậy có nhiều clip rất quan trọng để sửa)

Bước 5: đây là bước khó nhất, cạo gáy và tạo đường viền gáy. Bước này ta ko dùng clip (0 inch). Một lần nữa ta áp dụng nguyên lý trứng trong rổ, hớt cao khó cứu nên ta hớt thấp, rồi sửa dần dần thì nó cao lên là vừa, mình thường hớt thành đường thẳng rồi vác 2 bên, người khác lại thích đội mũ lên rồi vác theo đường mũ, sao cũng được.
2 bên bát thả hay cạo thì quá đơn giản, tùy ý các bạn.
Sau khi đã có kinh nghiệm thì các bác có thể biến tấu như thay vì cào bằng ở bước 1 thì để mái lại sao đó. Chúc các bạn thành công.

Sưu tầm

No comments:

Liên kết hữu ích